Chuyển đổi Doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp đó. Trong trường hợp doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thì buộc họ phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác nếu không muốn bị buộc phải giải thể. Hiện nay, thủ tục liên quan tới chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp 2014.

Những hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

  • Chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH từ hai thành viên trở lên (trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho một hoặc một số cá nhân khác) và ngược lại
  • Chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty TNHH một thành viên
  • Chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần và ngược lại
    • Trường hợp chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên:
      • Một cổ đông hoặc thành viên nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại
      • Một cổ đông hoặc thành viên là pháp nhân nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại
      • Một người không phải là thành viên hoặc cổ đông nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ số cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả cổ đông hoặc thành viên của công ty
    • Trường hợp chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần:
      • Công ty TNHH có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần. Trường hợp công ty TNHH có ít hơn ba thành viên, thì việc thêm thành viên mới có thể thực hiện đồng thời với việc chuyển đổi công ty. Thành viên mới có thể là người nhận chuyển nhượng một phần vốn góp của thành viên hiện có hoặc là người góp thêm vốn vào công ty.
  • Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH
  • Chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên là tổ chức sang công ty TNHH một thành viên là cá nhân (trong trường hợp tổ chức chuyển toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân khác)

Từ những trường hợp trên có thể rút ra là:

  • Doanh nghiệp tư nhân không được chuyển trực tiếp thành công ty cổ phẩn. Muốn thực hiện việc chuyển đổi này thì phải làm theo quy trình từ doanh nghiệp tư nhân => công ty TNHH => công ty cổ phần.
  • Không có quy định về công ty cổ phần và công ty TNHH chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân, do đó việc chuyển đổi này không thể thực hiện được
  • Công ty có từ dưới 2 thành viên thì không thể chuyển đổi thành công ty cổ phần
  • Công ty muốn chuyển sang loại hình khác phải chứng minh đáp ứng đủ điều kiện của loại hình đó do pháp luật quy định

Trình tự tiến hành: Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì khi chuyển đổi loại hình các Doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi loại hình Doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở. Đồng thời Doanh nghiệp thay đổi con dấu Công ty và Mã số thuế của Doanh nghiệp.

Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cần có các văn bản sau đây:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu)
  • Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp về việc thay đổi của:
    • Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên)
    • Hội đồng thành viên của công ty (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên)
    • Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần)
  • Điều lệ công ty (đối với công ty TNHH và công ty cổ phần)
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần)
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư
  • Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư mới: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác còn hiệu lực
  • Đối với nhà đầu tư là pháp nhân thì cần có: Bản sao hợp lệ quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác;
  • Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì những giấy tờ cá nhân cần phải được Hợp pháp hóa lãnh sự
  • Kèm theo một số giấy tờ:
  • Trường hợp chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên trở lên:
    • Hợp đồng chuyển nhượng (kèm theo các giấy tờ chứng minh) hoặc giấy tờ xác nhận việc tặng, cho một phần quyền sở hữu của công ty đối với trường hợp chủ sở hữu chuyển nhượng, tặng cho một phần quyền sở hữu công ty cho một hoặc một số cá nhân khác.
    • Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp nếu chủ sở hữu huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số cá nhân khác
  • Trường hợp chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên sang công ty TNHH một thành viên:
    • Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng minh
  • Trường hợp chuyển từ công ty cổ phần sang công ty TNHH và ngược lại:
    • Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng minh hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư

Thời gian giải quyết hồ sơ: 05 ngày làm việc

Tin liên quan

Thành lập Công ty
“Phi thương bất phú”! Bạn muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh? Bạn muốn thành lập công ty để phục vụ hoạt động kinh doanh mới? Bạn cần hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp và các vấn đề pháp lý liên quan? Với đội ngũ luật sư có kiến thức chuyên sâu cùng kinh nghiệm lâu năm, Tâm Minh Phát đã hỗ trợ vô số doanh nghiệp khởi nghiệp mỗi năm. Chúng tôi tự hào là địa chỉ cung cấp dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý nhất và thời gian nhanh nhất tại Thừa Thiên Huế.  
Thành lập chi nhánh Công ty
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng ủy quyền cho doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Chi nhánh mặc dù được phép thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng chỉ là một đơn vị trực thuộc công ty, không có tư cách pháp nhân độc lập.  
Thành lập văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích của công ty mẹ.
Tư vấn mua bán Doanh nghiệp
M&A, viết tắt của cụm từ Merger and Acquisition, là hoạt động mà một doanh nghiệp dành quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp khác thông qua hình thức sáp nhập hoặc có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ số cổ phần, vốn góp, tài sản của doanh nghiệp kia. Trong đó, Acquisitions (mua lại) là việc một doanh nghiệp lớn mua lại các doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn, các doanh nghiệp mua lại này sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp mình mới mua theo tỷ lệ mua lại. Việc mua lại này có thể được thực hiện bằng cách mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc cổ phần, vốn góp của công ty. Do đó, trong bài viết dưới đây, Tâm Minh Phát xin chia sẻ cho Quý khách hàng những thông tin cơ bản về quy trình mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tư vấn thuế
Hiện nay, Doanh nghiệp thường tự kê khai hoặc thuê kê toán ít kinh nghiệm nhằm giảm thiểu chi phí nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn khi cơ quan thuế thanh tra quyết toán thuế. Với tiêu chí: “Giảm thiểu rủi ro và chi phí cho doanh nghiệp”, Tâm Minh Phát cung cấp dịch vụ kế toán nhằm hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục thuế trong suốt quá trình thành lập và hoạt động, giúp doanh nghiệp yên tâm phát triển kinh doanh.  
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Trong quá trình hoạt động, nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh, thay đổi các thông tin như trụ sở, vốn điều lệ, thành viên, người đại diện theo pháp luật,… Nhiều doanh nghiệp chưa rõ thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp và có nhiều câu hỏi liên quan đến thủ tục thay đổi. Bài viết dưới đây, Tâm Minh Phát hướng dẫn chi tiết thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng
Hợp đồng là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện một công việc trong đó có sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để định hướng, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và nội dung thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra các trường hợp mà quyền và nghĩa vụ của các bên bị xâm phạm, dẫn đến xảy ra tranh chấp. Có thể nói, tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.