Tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp; là nguồn thu, công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Kế toán thuế có trách nhiệm tối ưu hóa chi phí hợp lý cho doanh nghiệp.

Tư vấn luật thuế thu nhập doanh nghiệp uy tín qua điện thoại 24/24h

Doanh nghiệp có thể tham khảo một số văn bản pháp quy liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp như: Luật số 32/2013/QH13;Thông Tư 78/2014/TT-BTC; Thông tư 119/2014/TT-BTC; Thông tư 96/2015/TT-BTC…

Tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp:

Đối tượng nộp thuế: Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.

Phương pháp tính thuế:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN) x Thuế suất

  • Cách xác định thu nhập tính thuế:

TN tính thuế = TN chịu thuế – (TN miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)

  • Cách xác định thu nhập chịu thuế:

TN chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Khoản thu nhập khác

  • Cách tính thuế TNDN đối với doanh nghiệp kê khai theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:
  • Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.
  • Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.
  • Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.
  • Đối với hoạt động khác: 2%.

Phân biệt chi phí kế toán và chi phí được trừ tính thuế TNDN

Chi phí kế toán:  Là tất cả chi phí phát sinh tại doanh nghiệp

Chi phí được trừ tính thuế TNDN: Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 điều 6 thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Mức thuế suất:

Theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC Thông tư số 96/2015/TT-BTC kể từ ngày 01/01/2016:

  • Áp dụng thuế suất 20% cho tất cả các doanh nghiệp áp dụng mức thuế suất 20%, 22% trước ngày 01/01/2016;
  • Áp dụng thuế suất 32% đến 50% đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam;
  • Áp dụng thuế suất 50% đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm ( bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfarm, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí).

Ngoài ra tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, địa bàn hoạt động… doanh nghiệp còn được miễn thuế TNDN, hưởng ưu đãi thuế suất thuế TNDN.

Thời hạn kê khai, nộp thuế:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính:

Kể từ ngày 15/11/2014 theo điều 17 thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ tài chính: Doanh nghiệp không phải lập tờ khai thuế TNDN tạm tính. Căn cứ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số tiền thuế TNDN chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

  • Quyết toán Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Cơ sở kinh doanh phải nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc kết thúc năm tài chính.

Hồ sơ khai thuế: Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN kèm theo phụ lục:

  • Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu 03-1A/TNDN, mẫu 03-1B/TNDN, 03-1C/TNDN;
  • Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2A/TNDN;
  • Các phụ lục khác ( nếu có).

Tin liên quan

Tư vấn kế toán thuế
Thuế là một công cụ mà nhà nước sử dụng để tăng nguồn thu ngân sách cũng như quản lý hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Vì vậy, các doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện công tác kế toán thuế. Kế toán thuế được hiểu là việc thực hiện các công việc phục vụ cho nghĩa vụ khai báo và nộp thuế cho doanh nghiệp, giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được minh bạch và rõ ràng hơn .
Dịch vụ bảo hiểm xã hội
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được Quốc Hội ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014, chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Vấn đề chi trả và thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xã hội cho người lao động được người sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp, dành nhiều sự quan tâm. Thực hiện tốt công tác này vừa là trách nhiệm của doanh nghiệp, vừa giúp cho người lao động yên tâm công tác và cống hiến khi quyền lợi của họ được đảm bảo theo pháp luật. Chúng tôi xin tổng hợp một số quy định pháp luật về trách nhiệm thực hiện bảo hiểm xã hội liên quan đến hoạt động của người sử dụng lao động nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.
Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Cá nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân có thể tự quyết toán hoặc ủy quyền cho tổ chức quyết toán thay. Nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng tổ chức, cá nhân, Tâm Minh Phát tư vấn hướng dẫn thủ tục quyết toán thuế cá nhân như sau:
Tư vấn pháp luật thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, tiêu dùng tại Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài). Doanh nghiệp phải xác định được hàng hóa , dịch vụ của mình thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và đối tượng chịu thuế GTGT; căn cứ và thời điểm tính thuế GTGT.