Tư vấn chuyển nhượng dự án

Trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, khi đầu tư dự án có thể đi theo hai chiều hướng. Một là, doanh nghiệp đầu tư dự án để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp. Hai là, doanh nghiệp đầu tư dự án để kinh doanh chuyển nhượng dự án nếu việc chuyển nhượng đem lại lợi ích hơn là sử dụng dự án. Khi doanh nghiệp thực hiện chuyển nhượng dự án sẽ đặt ra không ít các khó khăn, vướng mắc. Do đó, nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức, đặc biệt giúp doanh nghiệp định hướng cách thức thực hiện chuyển nhượng đạt lợi ích và hiệu quả cao nhất Tâm Minh Phát cung cấp dịch vụ tư vấn chuyển nhượng dự án. 

Dịch vụ tư vấn Chuyển nhượng dự án Bất động sản - DHLaw

Dịch vụ tư vấn chuyển nhượng dự án của Tâm Minh Phát:

  • Tư vấn các quy định pháp lý về việc chuyển nhượng dự án của doanh nghiệp;
  • Tư vấn điều kiện chuyển nhượng dự án, phương thức, phương án chuyển nhượng phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, đánh giá tình trạng pháp lý, hồ sơ pháp lý của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng dự án;
  • Tư vấn và đánh giá, dự liệu các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động chuyển nhượng dự án của doanh nghiệp;
  • Tư vấn chuyển nhượng dự án độc lập với pháp nhân công ty hoặc chuyển nhượng dự án găn liền với chuyển nhượng công ty, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần;
  • Tư vấn các vấn đề về thuế phát sinh trong giao dịch chuyển nhượng dự án;
  • Tư vấn hình thức thanh toán, thu xếp vốn, kết nối hỗ trợ vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong giao dịch chuyển nhượng dự án;
  • Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật và tuân thủ chế độ báo cáo, công bố thông tin liên quan đến việc thực hiện chuyển nhượng dự án hoặc mua bán doanh nghiệp;
  • Tư vấn, đàm phám về các giao dịch liên quan đến hoạt động chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng doanh nghiệp, soạn thảo hồ sơ, hợp đồng chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng, mua bán doanh nghiệp, chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng cổ phần;
  • Tư vấn pháp lý nội bộ doanh nghiệp, xây dựng các văn bản pháp lý về tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp;
  • Đại diện cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục chuyển nhượng dự án tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trình tự thực hiện chuyển nhượng dự án

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin chuyển nhượng dự án nộp tại cơ quan đầu mối thẩm định cấp tỉnh nơi có dự án (đối với dự án khu đô thị mới và dự án nhà ở cơ quan đầu mối thẩm định cấp tỉnh là Sở Xây dựng, đối với dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp cơ quan đầu mối thẩm định do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định);

Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước đầu mối thẩm định cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định hồ sơ chuyển nhượng dự án trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

Bước 3: Sau khi hoàn thành việc thẩm định, cơ quan đầu mối thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cho phép chuyển nhượng dự án theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Thủ tục bàn giao khi chuyển nhượng dự án giữa chủ đầu tư cũ và chủ đầu tư mới

Bước 1: Chậm nhất 30 (ba mươi) ngày kể từ khi có quyết định cho phép chuyển nhượng của cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư mới và chủ đầu tư cũ phải tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng dự án và hoàn thành việc bàn giao dự án. Chủ đầu tư mới có trách nhiệm tiếp tục triển khai dự án ngay sau khi nhận bàn giao; Chủ đầu tư cũ bàn giao cho chủ đầu tư mới toàn bộ hồ sơ dự án, có biên bản bàn giao kèm theo danh mục hồ sơ. Việc bàn giao mốc giới đất đai của dự án trên thực địa thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Bước 2: Trước khi làm thủ tục bàn giao chủ đầu tư cũ phải thông báo bằng văn bản cho tất cả khách hàng (nếu có) và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trước 15 ngày (ít nhất 03 số liên tiếp của một tờ báo phát hành tại địa phương, một đài truyền hình địa phương hoặc trung ương và trang web (nếu có) của cơ quan đầu mối thẩm định cấp tỉnh nơi có dự án) về việc chuyển nhượng dự án và quyền lợi của khách hàng.

Hồ sơ chuyển nhượng dự án

  • Đơn xin chuyển nhượng dự án của chủ đầu tư cũ;
  • Văn bản cho phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ dự án đã được phê duyệt; quyết định phê duyệt dự án; hợp đồng thuê đất hoặc quyết định giao đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hồ sơ của chủ đầu tư mới;
  • Báo cáo quá trình thực hiện dự án đến thời điểm chuyển nhượng;
  • Hồ sơ của chủ đầu tư mới bao gồm:
    • Đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản;
    • Cam kết của chủ đầu tư mới khi được nhận chuyển nhượng dự án, trong đó có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước và khách hàng mà chủ đầu tư cũ đã cam kết;
    • Văn bản xác định năng lực tài chính của chủ đầu tư mới;

Chuyển nhượng dự án gắn liền với việc chuyển nhượng, mua bán doanh nghiệp, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần: Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Tâm Minh Phát để được tư vấn chi tiết phù hợp với thực tế của doanh nghiệp.

 

Tin liên quan

Thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài
Kể từ ngày 01/07/2015 Luật Đầu tư 2014 bắt đầu có hiệu lực, căn cứ theo quy định của Luật Đầu tư 2014 thì quy trình thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thực hiện như sau:
Thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Năm 2020, pháp luật Việt Nam có rất nhiều chính sách ưu đãi đầu tư trong các ngành kinh tế tại Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, khi tiến hành đầu tư thành lập công ty ở Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài cần tìm hiểu, nắm bắt các quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo các điều kiện tối ưu nhất khi đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Với mong muốn hỗ trợ tốt nhất thủ tục pháp lý, thuế cho nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tâm Minh Phát hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
Năm 2020, khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sau thành lập khi công ty có nhu cầu thay đổi các nội dung trên Giấy chứng nhận đầu tư như thông tin nhà đầu tư, thông tin doanh nghiệp, thông tin dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và nội dung liên quan trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
Năm 2020 thủ tục thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam tiếp tục được áp dụng theo quy định của Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư số 11/2016/BCT hướng dẫn Nghị định 07/2016/NĐ-CP. Nhằm giúp các thương nhân nước ngoài, công ty nước ngoài thuận tiện về thủ tục pháp lý trong quá trình thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam Tâm Minh Phát tổng hợp các điều kiện, hồ sơ cần chuẩn bị, thủ tục và và dịch vụ thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
Căn cứ các quy định của Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 , quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam (Công ty Việt Nam được hiểu là công ty được thành lập tại Việt Nam bao gồm: Công ty 100% vốn chủ sở hữu là người Việt Nam và Công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam) được quy định và thực hiện như sau:  
Tư vấn pháp lý quy trình hoạt động dự án
Tâm Minh Phát sẽ tư vấn và giúp nhà đầu tư soạn thảo, chuẩn bị các tài liệu và hoàn tất các thủ tục hành chính theo quy định để xin giao đất, thuê đất, thuê văn phòng, thay mặt nhà đầu tư đàm phán ký hợp đồng thuê đất, hoàn thiện hồ sơ và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư, đăng ký mẫu dấu, mã số thuế.