Những công việc kế toán phải làm cuối năm 2020

Cuối năm là thời điểm bận bịu của tất cả các doanh nghiệp, kinh doanh đẩy mạnh để về đích với các chỉ tiêu doanh số được giao. Bên cạnh đó, các công việc của kế toán cũng vô cùng bận rộn trước khi bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021. Bài viết dưới đây sẽ thống kê lại toàn bộ công việc của kế toán cuối năm 2020 và đầu năm 2021 để doanh nghiệp hoàn thành tốt công việc. Sau đây, Tâm Minh phát sẽ liệt kê những công việc quan trọng mà kế toán phải làm ở giai đoạn cuối năm.

Đối chiếu công nợ

Một trong những công việc quan trọng cần làm cuối năm 2020 và đầu năm 2021 là đối chiếu công nợ, đồng thời nếu có sự chênh lệch cũng phải có phương án để tìm ra nguyên nhân. Nguyên nhân thường có thể là do người mua hay người bán hạch toán thiếu. Doanh nghiệp cần tìm ra nguyên nhân để xử lý kịp thời nếu không có thể có rủi ro về thuế.

Xác định công nợ phải thu khó đòi và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định

Dưới đây là một vài nguyên tắc trong việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định, doanh nghiệp nên nắm vững để hoàn thành công việc này:

- Quá hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng: 30%

- Từ 1 năm tới dưới 2 năm: 50%; từ 2 năm tới dưới 3 năm: 70%;

- Từ 3 năm trở lên, trích lập đủ 100%.

Bên cạnh đó, việc hạch toàn đúng vào Nợ TK 642/Có Tk 229 cũng là vấn đề cần lưu tâm. Có những mẫu hồ sơ trích lập dự phòng, doanh nghiệp có thể sử dụng TT 48 năm 2019.

Tài sản

Tài sản là vô cùng quan trọng với doanh nghiệp, do vậy mà cuối năm cần dành thời gian để thực hiện công tác kiểm kê. Nguyên tắc là kiểm kê vào ngày cuối cùng của năm. Tuy nhiên để chủ động công việc doanh nghiệp có thể thực hiện trước hoặc sau, sau đó điều chỉnh theo số liệu theo thực tế phát sinh trong thời gian kiểm kê cho tới thời điểm kết thúc niên độ.

Xác định hàng tồn kho (HTK) hư hỏng, giảm giá trị

Doanh nghiệp cần thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và để làm được điều này cần phải dựa trên cơ sở xác định hàng tồn kho hư hỏng, giảm giá trị. Lưu ý rằng trong bảng trích lập thì xác định HTK giảm giá trị làm cơ sở trích lập phải chi tiết Tài khoản.

Kế toán cũng cần lưu tâm đến các hạch toán nợ 632/Có 229 cho phần công việc này.

Hồ sơ trích lập dự phòng HTK

Mọi công việc của kế toàn đều cần tuần thủ đúng các quy định của pháp luật, với việc trích lập dự phòng HTK cũng vậy, phải tuần thủ theo TT 48. Nếu không thì doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro bị loại trừ chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho là cao.

Xử lý chênh lệch giữa kiểm kê và sổ sách

Khi có những chênh lệch giữa kiểm kê và sổ sách, doanh nghiệp cần đưa ra phương án xử lý kịp thời. Đây là một trong những công việc vô cùng quan trọng kế toán cần làm cuối năm 2020 và đầu năm 2021.

Kế toán lưu ý xem số dư tiền mặt lớn không?

Tiền mặt luôn dư sẵn sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong mọi hoạt động của mình. Tuy nhiên nếu số dư tiền mặt lớn mà có phát sinh lãi vay thì lãi vay khả năng bị loại trừ chi phí lãi vay. Do đó cuối năm doanh nghiệp cũng cần xem lại chỉ số này để có điều chỉnh phù hợp.

Đối chiếu xác nhận số dư ngân hàng

Các thức là doanh nghiệp có thể thể gửi thư xác nhận hoặc đối chiếu qua sổ phụ ngân hàng làm thể nào tất cả số liệu phải khớp, nếu không cần tìm ra nguyên nhân và xử lý ngay lập tức.

Trích trước các khoản chi phí phải trả

Những khoản chi phí đã phát sinh nhưng chưa đủ chứng từ, thì doanh nghiệp cần trích trước các khoản này. Bút toán cần thực hiện đó là: Nợ TK 6xx/Có TK 335

Hạch toán lãi dự thu nếu có khoản tiền gửi tiết kiệm

Nếu doanh nghiệp có tiền gửi tiết kiệm thì công việc của kế toán đó là thực hiện hạch toán lãi dự thu với bút toán nợ TK 1388/Có TK 515

Chạy phân bổ khấu hao

Với TK 242, nếu doanh nghiệp thống nhất phân bổ hàng tháng thì cần phải chạy phân bổ tài khoản này của tháng 12.

Đăng ký mã số thuế cá nhân

Với những ai chưa đăng ký thì công việc này cần thiết phải thực hiện trong thời điểm này. Lưu ý rằng: cá nhân cứ trú hay không cư trú (Với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài, kế toán xem thêm TT 111); điều kiện ủy quyền quyết toán.
Doanh nghiệp cần lưu ý từ ngày 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp 2020 bắt đầu có hiệu lực với nhiều điểm mới đáng chú ý. Trong đó, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các loại hình công ty, các thủ tục hành chính… có nhiều thay đổi lớn mà doanh nghiệp cần nắm rõ để có sự điều chỉnh

Như vậy, trên đây là toàn bộ những công việc doanh nghiệp phải làm cuối năm 2020. Vì số lượng công việc khá nhiều, doanh nghiệp nên chuẩn bị trước hồ sơ và hoàn thành trước thời hạn. Vui lòng liên hệ Công ty CP Tư vấn dịch vụ Tâm Minh Phát qua hotline: 0325.959.468 hoặc email: [email protected] để được tư vấn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất