Những việc kế toán cần làm khi công ty mới thành lập

Bộ phận kế toán còn cần phải thực hiện rất nhiều thủ tục sau thành lập công ty theo quy định để tránh việc bị phạt. Vậy những việc kế toán cần làm khi công ty mới thành lập là gì? Công ty mới thành lập có cần lập báo cáo tài chính không?

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tức là công ty đã được thành lập theo đúng quy định. Lúc này doanh nghiệp có thể bước đầu đi vào hoạt động. Tuy nhiên, bộ phận kế toán còn cần phải thực hiện rất nhiều thủ tục sau thành lập công ty theo quy định để tránh việc bị phạt.

1. Những việc kế toán cần làm khi công ty mới thành lập

" Công ty mới thành lập kế toán cần làm gì? Đây là thắc mắc mà nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi vì sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải thực hiện nhiều công việc khác, những công việc này chủ yếu của bộ phận kế toán thực hiện và đòi hỏi phải hoàn tất theo đúng thời gian quy định."

1.1. Đăng bố cáo thành lập công ty 

Sau khi nhận được Giấy phép kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kế toán doanh nghiệp phải thực hiện đăng bố cáo thành lập công ty.

Hiện có 3 hình thức đăng bố cáo thành lập công ty bạn có thể lựa chọn là:

  • Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
  • Trực tiếp tại Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh
  • Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Mức phí đăng bố cáo: 300.000đ/lần

1.2 Kê khai thuế môn bài

Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 25/02/2020 thì không được miễn thuế môn bài năm đầu tiên thành lập. Đối với doanh nghiệp thành lập sau ngày 25/02/2020 thì được miễn thuế môn bài năm đầu tiên thành lập. Nếu thành lập thêm chi nhánh/VPĐD thì cũng được miễn phí thuế môn bài trong năm đầu thành lập.

a) Mức thuế môn bài doanh nghiệp cần phải đóng

Mức thuế môn bài doanh nghiệp cần phải đóng dựa vào mức vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã kê khai. Cụ thể: 

  • Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 03 triệu đồng/năm
  • Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 02 triệu đồng/năm
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 01 triệu đồng/năm

+ Nếu doanh nghiệp thành lập trong vòng 06 tháng đầu năm thì phải đóng thuế môn bài cả năm

+ Nếu doanh nghiệp thành lập trong vòng 06 tháng cuối năm thì phải đóng 1/2 thuế môn bài cả năm.

b) Hồ sơ khai thuế ban đầu

Hồ sơ khai thuế môn bài là Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.

c) Thời hạn nộp tờ khai và lệ phí môn bài 

Đối với các công ty mới thành lập nhưng chưa phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh: Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài là 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép kinh doanh.

Đối với các công ty mới thành lập nhưng đã phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh: Thời hạn nộp tờ khai và tiền Thuế môn bài là ngày cuối cùng của tháng nhận được giấy phép kinh doanh.

1.3 Thiết lập hồ sơ khai thuế ban đầu 

Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì các đơn vị kinh doanh bắt buộc phải thực hiện các thủ tục khai thuế ban đầu, trong đó có hồ sơ khai thuế ban đầu. Kế toán của doanh nghiệp thiết lập bộ hồ sơ khai thuế ban đầu và nộp tại cơ quan thuế mà doanh nghiệp trực thuộc.

a) Hồ sơ khai thuế ban đầu gồm các giấy tờ sau :

  • Tờ khai đăng ký thực hiện hình thức kế toán và sử dụng hoá đơn
  • Bảng đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc
  • Tờ khai lệ phí môn bài
  • Phiếu đăng ký thông tin doanh nghiệp 
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy tờ chứng thực của đại diện pháp luật (photo hoặc sao y)
  • Giấy uỷ quyền (trường hợp uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ)

b) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Thời hạn nộp hồ sơ này sẽ là ngày cuối cùng của tháng ghi trên giấy phép kinh doanh, áp dụng với trường hợp doanh nghiệp bắt đầu sản xuất ngày khi nhận được giấy phép kinh doanh.

Hoặc, thười hạn sẽ là 30 ngày, tính từ ngày ghi trên giấy phép kinh doanh, áp dụng với trường hợp doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh nhưng chưa đi vào hoạt động.

1.4 Mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số

Khi nhận được giấy phếp đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản ngân hàng (để nộp tiền thuế điện tử) và mua chữ ký số (token), để khai thuế qua mạng.

Sau khi hoàn tất các thủ tục và có được tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư.

1.5 Kê khai thuế GTGT 

Trường hợp doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc kê khai thuế GTGT được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý.

Theo đó, doanh nghiệp mới thành lập sẽ nộp Tờ khai Thuế GTGT theo kỳ kê khai quý ứng với tháng doanh nghiệp được thành lập.

Phương pháp kê khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

  • Nếu kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Gửi tờ khai thuế GTGT mẫu số 03/GTGT, 04/GTGT đến Cơ quan Thuế tại kỳ tính thuế đầu tiên kể từ khi doanh nghiệp được thành lập.
  • Nếu kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Gửi tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT đến Cơ quan Thuế tại kỳ tính thuế đầu tiên kể từ khi doanh nghiệp được thành lập.

1.6 Kê khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

  • Kỳ kê khai thuế thu nhập cá nhân: Theo tháng hoặc theo quý
  • Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì khai thuế thu nhập cá nhân cũng theo quý.
  • Trong quý phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên thì phải khai thuế thu nhập cá nhân.
  • Trong quý không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của bất kỳ nhân viên nào thì không phải khai thuế thu nhập cá nhân.

1.7 Đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 

Hàng quý, căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh: Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý.

1.8 Lựa chọn hoá đơn

Nếu DN mới thành lập đăng ký kê khai thuế GTGT theo PP KHẤU TRỪ thì:

  • Tiến hành đặt in hoá đơn GTGT.
  • Sau đó làm Thông báo phát hành hoá đơn: Chậm nhất 05 ngày trước khi DN bắt đầu sử dụng hoá đơn và trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành.
  • Nếu DN kê khai thuế GTGT theo PP TRỰC TIẾP thì phải làm thủ tục mua hoá đơn bán hàng trực tiếp tại cơ quan thuế. (Đây hoá đơn bán hàng thông thường, không phải hoá đơn GTGT).

1.9 Lương và Bảo hiểm

  • Làm hợp đồng lao động, quy chế lương thưởng
  • Làm thủ tục tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động 

1.10 Sổ sách kế toán

  • Lựa chọn chế độ kế toán
  • Thiết lập hệ thống sổ sách kế toán trên Excel hoặc mua phần mềm kế toán.
  • Lựa chọn phương pháp hạch toán hàng tồn kho và phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn.
  • Đăng ký phương pháp tính khấu hao TSCĐ khi có TSCĐ.

2. Cách lập báo cáo tài chính công ty mới thành lập

Báo cáo tài chính (BCTC) cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, như: tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền,...Báo cáo thường được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và vào cuối năm.

a) Bộ Báo cáo tài chính

Bộ báo cáo tài chính nộp cho cơ quan nhà nước gồm:

+ Các tờ khai quyết toán thuế:

  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

+ Bộ báo cáo tài chính:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
  • Bảng lưu chuyển tiền tệ

Phụ lục đi kèm: Thuyết minh báo cáo tài chính

b) Thời hạn phải nộp báo cáo tài chính

Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

c) Các bước lập báo cáo tài chính

Bước 1: Sắp xếp chứng từ kế toán

Các chứng từ kế toán đã được sắp xếp cẩn thận, chi tiết theo trình tự thời gian, từ đó việc lưu trữ, kiểm tra sẽ trở nên tiện lợi và dễ dàng hơn.

Bước 2: Hạch toán chi tiết nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Dựa trên những chứng từ kế toán đã được sắp xếp, kế toán sẽ ghi chép vào sổ các nghiệp vụ phát sinh như: Nhập phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu thu, phiếu chi...Tiến hành hoàn thiện các chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thuế.

Bước 3: Phân bổ các nghiệp vụ phát sinh theo tháng, quý

Doanh nghiệp nên tiến hành phân bổ các nghiệp vụ phát sinh theo thời hạn như: Phân bổ chi phí trả trước, phân bổ khấu hao...từ chính những nghiệp vụ phát sinh đã liệt kê ở trên.

Bước 4: Rà soát tổng hợp theo từng nhóm tài khoản

  • Rà soát hàng tồn kho
  • Rà soát công nợ phải thu, phải trả 
  • Rà soát các khoản đầu tư
  • Rà soát các khoản chi phí trả trước
  • Rà soát TSCĐ
  • Rà soát Doanh thu
  • Rà soát giá vốn
  • Rà soát chi phí quản lý

Bước 5: Thực hiện các bút toán tổng hợp và kết chuyển

Nhân viên kế toán thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lãi lỗ đảm bảo các tài khoản đầu 5 đến đầu 9 không có số dư cuối kỳ.

Bước 6: Lập báo cáo tài chính

  • Lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán hiện hành 
  • Lập quyết toán thuế TNDN, TNCN
  • Các báo cáo trên được lập trên phần mềm HTKK của cơ quan thuế yêu cầu bản mới nhất 
  • Xuất ra excel bản báo cáo tài chính hoàn chỉnh để lưu tại máy, kết xuất file XML để nộp cơ quan thuế theo quy định nộp báo cáo mới nhất áp dụng. 

3. Lợi ích của việc sử dịch vụ kế toán thuê ngoài

Các việc cần làm của kế toán sau khi công ty thành lập tương đối nhiều, việc này đòi hỏi kế toán phải có kinh nghiệm và nghiệp vụ giỏi để giúp doanh nghiệp hoàn tất các công việc.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp mới thành lập có thể sẽ khó khăn trong việc tuyển được kế toán giỏi với nhiều năm kinh nghiệm. Vì thế sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói thuê ngoài sẽ là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp lúc này.

3.1 Vì sao nên sử dụng dịch vụ kế toán

Khi sử dụng dịch vụ kế toán sẽ giúp doanh nghiệp nhiều lợi ích như:

a) Tiết kiệm thời gian, tiền bạc, giảm thiểu chi phí

Khác với thuế nhân viên kế toán, việc sử dụng dịch vụ kế toán ngoài giúp bạn không cần phải trả lương nhân viên hàng tháng và các chi phí liên quan đến phúc lợi của nhân viên, phần mềm kế toán, văn phòng phẩm và phần cứng mà chỉ cần trả phí dịch vụ khi bạn cần.

b) Tiếp cận nguồn lực kế toán chuyên nghiệp

Bằng cách sử dụng các dịch vụ kế toán thuê ngoài, bạn sẽ có quyền được tư vấn bởi một nhóm các chuyên gia có kiến thức. Không còn lo lắng vè việc sổ sách của bạn có được cập nhật và chính xác hay không.

Và điều này sẽ giúp giảm khả năng doanh nghiệp của bạn bị phạt do thanh toán thiếu và các điểm không chính xác khác.

c) Yên tâm rằng tài chính của bạn được kiểm soát

Với dịch vụ kế toán, bạn được đảm bảo báo cáo chính xác. Điều này là nhờ vào việc loại bỏ lỗi do yếu tố con người. Một điều mà phần mềm kế toán không mắc phải là sai lầm của con người.

Ở đó, không có nguy cơ nào về hoạt động gian lận và bạn có thể nói chuyện với một nhóm các chuyên gia để trả lời bất kỳ câu hỏi nào bạn có. Đây là giải pháp hàng đầu cho các công ty thuộc mọi quy mô.

d) Đảm bảo sự riêng tư và bí mật cho tài chính của bạn

Khi tài chính của bạn đang được xử lý bởi các dịch vụ kế toán, dữ liệu của bạn sẽ bị khoá chặt. Các tệp của bạn được mã hoá và không được chia sẻ với bất kỳ bên thứ ba nào.

3.2 Dịch vụ kế toán Tâm Minh Phát

Nếu bạn cần tìm một đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán chuyên nghiệp - uy tín thì hãy liên hệ ngày với Công ty Tư vấn Dịch vụ Tâm Minh Phát. Với nhiều năm kinh nghiệm, Tâm Minh Phát sẽ là địa chỉ đáng tin cậy nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán.

Khi lựa chọn dịch vụ kế toán Tâm Minh Phát bạn sẽ được:

  • Đội ngũ chuyên viên kế toán giàu kinh nghiệm thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ các công việc sau: Sắp xếp, phân loại chứng từ, lập và giao sổ sách kế toán cho khách hàng bao gồm: Sổ chi tiết các tài khoản, số tổng hợp...theo đúng quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành.
  • Soạn thảo các văn bản, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện nội dung dịch vụ kế toán.
  •  Chịu hoàn toàn trách nhiệm trên tất cả các chứng từ, hồ sơ, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán do Tâm Minh Phát thực hiện trên cơ sở dữ liệu, chứng từ do khách hàng cung cấp 
  • Chịu trách nhiệm giải trình, giải thích hồ sơ kế toán thuế khi cơ quan nhà nước có yêu cầu đối với số liệu kế toán do chúng tôi thực hiện.
  • Luôn cam kết và chịu trách nhiệm bảo mật thông tin kế toán của khách hàng, ngay cả khi hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán đã chấm dút.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề những việc kế toán cần làm khi công ty mới thành lập. Mọi thắc mắc và hỗ trợ tư vấn dịch vụ kế toán, xin vui lòng liên hệ Công ty CP Tư vấn Dịch vụ Tâm Minh Phát qua hotline0325.959.468 hoặc email: [email protected]