Rủi ro pháp lý trong kinh doanh thương mại

Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp thường phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Một trong những rủi ro thường gặp nhất là rủi ro pháp lý. Trong bài viết dưới đây, Tâm Minh Phát xin chia sẻ với quý khách hàng các loại rủi ro thường gặp:

 

Thứ nhất, cần hiểu được "rủi ro pháp lý" là gì?

Rủi ro pháp lý là những sự kiện xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến chính sách pháp luật mà doanh nghiệp không lường trước được.

Thứ hai, phân loại rủi ro pháp lý:

1. Rủi ro chủ quan (có thể lường trước):

- Rủi ro trong nội bộ doanh nghiệp:

+ Tranh chấp thành viên góp vốn: Tranh chấp quyền quản lý, điều hành; Tranh chấp tài sản công ty; Tranh chấp trong quá trình chào bán, chuyển nhượng, tặng góp vốn; Tranh chấp số liệu báo cáo tài chính; Tranh chấp tài sản góp vốn là bất động sản; Tranh chấp về thẩm quyền quyết định; Tranh chấp quyền kiểm soát;...

+ Tranh chấp lao động: Tranh chấp chấm dứt hợp đồng lao động; Tranh chấp tiền lương; Tranh chấp trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc; Tranh chấp thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Tranh chấp về an toàn lao động và kỷ luật lao động;...

+ Tranh chấp bảo hiểm xã hội: Tranh chấp về mức đóng bảo hiểm xã hội; Tranh chấp về thủ tục bảo hiểm xã hội;...

+ Lợi dụng danh nghĩa gây thiệt hại tài sản công ty: Thất thoát tài sản do quy trình kiểm soát nọi bộ yếu; Ký kết giao dịch trái thẩm quuyền; Vụ lợi cá nhân như: nhận hoa hồng, khai chênh lệch giá, bán hợp đồng...

+ Mất cắp nội bộ: Mất cắp trong quá trình xuất nhập kho; Mất cắp trong quá trình sản xuất, mua bán hàng hoá; Mất cắp do các nguyên nhân khác.

- Rủi ro do tranh chấp với bên ngoài:

+ Tranh chấp hợp đồng: Rủi ro về năng lực chủ thể, rủi ro về hiệu lực của kết quả đàm phán, rủi ro về hiệu lực của pháp luật sau đàm phán.

+ Tranh chấp ngoài hợp đồng: bị kiên vì vi phạm quyền sở hữu trí tuệ,...

- Rủi ro với cơ quan nhà nước:

+ Nghĩa vụ thuế: Vi phạm hành chính về thuế, bị truy thu thuế,...

+ Nghĩa vụ bảo hiểm xã hội: bị xử phạt về đóng BHXH cho người lao động,...

+ Vi phạm hành chính: Vi phạm quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy,...

2. Rủi ro khách quan (khó có thể lường trước):

- Rủi ro do chính sách pháp luật:  chính sách pháp luật mới ra đời lầmnhr hưởng đén hoạt động kinh doanh, tăng sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác,...

- Rủi ro khách quan khác: Thiên tai, dịch bệnh, công nghệ mới ra đời làm công nghệ hiện tại của doanh nghiệp bị lỗi thời,...

3. Rủi ro khách quan

Thứ ba, về nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp bao gồm:

- Doanh nghiệp không có thói quen tuân thủ và thượng tôn pháp luật;

- Kiến thức pháp luật của cán bộ chủ chốt doanh nghiệp bị hạn chế;

- Thiếu chuẩn bị kiến thức liên quan đến giao dịch sắp thực hiện;

- Thiếu công tác tiên liệu các rủi ro pháp lý thường gặp;

- Thông lệ kinh doanh quốc tế rất phức tạp, vị thế doanh nghiệp Việt Nam quá non trẻ trong các giao dịch thương mại quốc tế;

- Thiếu kinh nghiệm kiểm soát các quy trình hoạt động trong doanh nghiệp;

- Thiếu kinh nghiệm dự đoán các rủi ro pháp lý có thể xảy ra;

- Thiếu kinh nghiệm xử lý nhanh các tình huống rủi ro pháp lý trước khi xảy ra hậu quả.

- Doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng luật sư riêng;

- Công tác chuẩn bị để thực hiện việc đàm phán, ký kết hợp đồng kém;

- Thiếu kinh nghiệm tổ chức bộ máy quản lý;

Mọi thắc mắc hoặc hỗ trợ tư vấn về pháp lý doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ Công ty CP Tư vấn Dịch vụ Tâm Minh Phát qua hotline: 0325.959.468 hoặc email: [email protected]